Giỏ hàng

Tổng hợp các nghi thức lễ rước dâu tại Việt Nam bạn cần biết

11/09/2023
Kinh nghiệm cưới

Lễ rước dâu là một nghi thức vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong phong tục của người Việt Nam. Tuy nhiên, để có một lễ rước dâu hoàn chỉnh và hoàn hảo thì bạn sẽ cần phải trải qua rất nhiều nghi thức khác nhau. Vậy lễ rước dâu gồm những gì? Cùng Áo cưới Lucky Anh & Em tìm hiểu về thủ tục lễ rước dâu trong bài viết dưới đây nhé!

 

lễ rước dâu

1. Trình tự lễ rước dâu

1.1. Chuẩn bị làm lễ

Chuẩn bị làm lễ sẽ là điều đầu tiên cần làm trong nghi thức lễ rước dâu ở nước ta. Để có thể rước dâu, đầu tiên nhà trai  sẽ tiến hành xem ngày lành tháng tốt để đi đến nhà gái làm lễ dạm hỏi. 

Một số chú ý mà nhà trai cần biết khi đến nhà gái làm lễ là:

  • Phía nhà trai: cần phải chuẩn bị sính lễ một cách hoàn hảo và chỉnh chu nhất, dưới sự tư vấn của những người am hiểu lễ nghi trong gia đình. Các mâm lễ cần được đậy nắp cẩn thận và phủ trên đó bằng 1 tấm vải đỏ. Để nghi lễ rước dâu hoàn chỉnh chú rể sẽ cần thắp nhang và khấn trên bàn thờ gia tiên. Cuối cùng lễ vật xin rước dâu sẽ được trao cho đội bê tráp và chú rể lúc này sẽ cầm hoa cưới.

 

thủ tục lễ rước dâu

 

Chuẩn bị đầy đủ sính lễ rước dâu trước khi sang nhà gái (Ảnh sưu tầm)

 

  • Phía nhà gái: đoàn nhà trai sau khi chạm ngõ nhà gái sẽ sắp xếp theo 1 thứ tự ngay ngắn đứng trước cửa trước khi tiến vào. Phía đại diện nhà trai cùng người bưng khay rượu cần vào trước để nhận được sự đồng ý của nhà gái. Nhà trai sau khi đến trước cổng thì cần chờ thủ tục nhận tráp hoàn thành, sau đó mới được bước vào cổng. Các cô gái bê tráp sau khi nhận tráp sẽ nối gót theo sau đoàn của nhà trai vào nhà.

1.2. Chào hỏi, tuyên bố lý do

Phần tiếp theo trong lễ rước dâu ở nhà gái đó chính là nghi lễ chào hỏi và tuyên bố lý do buổi lễ. Phía nhà gái sẽ cử đại diện mời nhà trai vào nhà. Sau khi ổn định chỗ ngồi thì sẽ tiến hành mời nước đoàn nhà trai.

Phía nhà trai sẽ cử đại diện họ lên giới thiệu thành phần tham dự cũng như đưa ra lời phát biểu với mong muốn đón cô dâu về nhà chồng. Để đáp lại, nhà gái cũng sẽ đưa ra vài lời phát biểu trong lễ rước dâu, và cuối cùng là lời đồng ý để nhà trai đón dâu.

1.3. Trao lễ vật

Nhà gái sẽ nhận lễ vật xin rước dâu của nhà trai sau đó dâng lên trên bàn thờ gia tiên của gia đình. Đội bê tráp sẽ là người có nhiệm vụ đặt lễ vật lên trên bàn thờ.

Mâm trầu cau sẽ được đặt ở chính giữa để đánh dấu, bởi khi mở lễ vật thì đây là tráp sẽ phải mở ra đầu tiên.

 

nghi thức lễ rước dâu

 

Nghi lễ trao lễ vật cho nhau của 2 bên gia đình (Ảnh sưu tầm)

 

Mở đầu quá trình trao sính lễ của nhà trai sẽ là nghi lễ đại diện nhà trai có đôi lời phát biểu. Phía nhà trai cũng là bên mở khăn phủ và nắp tráp. Sau đó là có đôi lời giới thiệu về ý nghĩa các tráp mà mình chuẩn bị.

1.4. Làm lễ gia tiên

Trong trình tự lễ rước dâu, cô dâu luôn phải ngồi trong bên phòng đợi và không được xuất hiện trước khi được chú rể lên đón.

Sau khi được đón cô dâu, chú rể cùng cô dâu phải thắp hương lên trên bàn thờ gia tiên của nhà gái. Chú rể sẽ là người đốt nhang trước, sau đó trao cho cô dâu. Tiếp đến sẽ là nghi thức đốt nến long phụng.

Nến này sẽ được nhà trai chuẩn bị, tuy nhiên nhà gái cũng cần phải chuẩn bị trước 2 chân nến. Sau khi bố mẹ thắp hương xong, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành khấn vái tổ tiên sao cho đủ lễ.  

1.5. Mời trầu câu, rượu hai bên gia đình

Sau khi đã làm xong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ mời trầu cau và rượu cho 2 bên gia đình. Chú rể sẽ rót rượu còn cô dâu sẽ phụ trách việc xé cau và trầu. 

Bắt đầu mời lần lượt từ người chủ hôn, sau đó là bố mẹ rồi đến chú bác, anh chị em,...

 

lễ rước dâu gồm những gì

 

Cô dâu và chú rể sẽ mời trà rượu 2 bên gia đình vào ngày đón dâu (Ảnh sưu tầm)

 

1.6. Trao nhẫn cưới

Trao nhẫn cưới là một trong những thủ tục rước dâu tương đối quan trọng ngày nay, thể hiện sự gắn kết và sở hữu của đôi uyên ương. Lúc này, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau dưới sự chứng kiến của quan viên 2 họ trong lễ cưới

Nhẫn cưới sẽ được chú rể chuẩn bị sẵn từ trước và mang đến khi thực hiện nghi lễ rước dâu.

1.7. Nhận quà cưới

Trong nghi lễ đón dâu, cả chú rể và cô dâu đều sẽ được nhận quà cưới. Tuy nhiên thông thường cô dâu sẽ được nhận nhiều hơn. Mẹ đẻ chú rể và mẹ đẻ của cô dâu sẽ đều cùng cho quà. Quà cưới cho đôi vợ chồng trẻ thường là bông tai, vòng vàng,.. có giá trị. Tiếp đến sẽ là ông bà, chú bác, anh chị em và bạn bè tặng quà, cùng với đó là những lời chúc tốt đẹp được gửi đến cho cặp đôi.

 

lễ vật xin rước dâu

 

Nghi lễ nhận quà cưới vô cùng quan trọng với các cặp đôi (Ảnh sưu tầm)

 

Những món quà cưới này cũng được xem như là của hồi môn của vợ chồng, trước sự chứng kiến của 2 bên dòng họ.

1.8. Nhà gái trả lễ

Nhà gái trả lễ hay tục lại quả là một trong những thủ tục đón dâu không thể thiếu ở nước ta. Sính lễ được nhà trai mang qua sẽ được nhà gái trả lại 1 phần, thường là ½ lễ cho nhà trai. 

Khi thực hiện nghi thức trả lễ, nếu tráp có đậy nắp thì nhà gái cần lật ngược nắp lên, còn nếu có đậy khăn thì nên lật ½ khăn lại.

Ngoài ra, cô dâu, chú rể cũng nên lì xì lại cho đội bê tráp. Đây không chỉ là lời cảm ơn mà còn mang ý nghĩa trả duyên cho họ. 

1.9. Ăn tiệc nhà gái 

Bữa tiệc nhà gái thường được tổ chức khá đơn giản với 1 số món như bánh kẹo, trái cây và nước uống. Bởi việc thủ tục lễ rước dâu tại nhà gái thường được tổ chức khá nhanh để không lỡ giờ lành đón dâu về nhà chồng.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít gia đình không đặt nặng giờ đón dâu, chỉ cần đúng ngày là được. Nếu như vậy, nhà gái sẽ cần chuẩn bị tiệc mặn để tiếp đãi họ hàng và người thân của đoàn họ trai, trước khi cô dâu chính thức xuất giá về nhà chồng.

1.10. Rước dâu

Cuối cùng sẽ là lễ rước dâu, mẹ chồng sẽ là người cầm tay con dâu đi lên trên xe hoa, đi bên cạnh sẽ là chú rể. Khi ra khỏi nhà, cô dâu không được phép quay lại nhìn người thân của mình để tránh những điều xui xẻo không tốt lành.

 

nghi lễ rước dâu

 

Cô dâu không nên nhìn lại bố mẹ khi ra khỏi cổng (Ảnh sưu tầm)

 

Không những thế, khi về nhà chồng cô dâu sẽ cần 1 người phụ dâu đi cùng để phụ giúp mình một số thứ. Đoàn rước dâu cũng phải tính toán số người cẩn thận, đảm bảo đi lẻ về chẵn để may mắn. Phía nhà gái cũng cần gửi danh sách và số lượng người đưa dâu để nhà trai lên kế hoạch đón tiếp.

Sau khi về đến nhà trai, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà trai. Nhận tiền mừng và lời chúc từ người thân và bạn bè. 

Cuối cùng, mẹ chồng dắt con dâu vào phòng ngủ và thực hiện nghi lễ trải giường.

2. Cần lưu ý điều gì khi thực hiện thủ tục rước dâu

Khi thực hiện nghi thức lễ rước dâu, bạn nên chú ý những vấn đề như sau:

  • Nhà trai không được đón dâu sai giờ hoàng đạo đã được định từ trước.
  • Khi cô dâu về nhà chồng, mẹ chồng không được ra đón nàng dâu.
  • Cô dâu trước khi được chú rể lên đón thì không được xuất hiện trước mặt dòng họ mà phải ở yên trong phòng mình.
  • Sau khi bước ra khỏi cửa, nàng dâu không được ngoái đầu nhìn lại người thân của mình.
  • Những nàng dâu có bầu thì không nên đi vào cửa chính.
  • Cô dâu mới không được treo đồ đạc của mình nằm đè lên các vật dụng của chú rể.

 

lễ rước dâu ở nhà gái

 

Một số điều nên tránh khi thực hiện nghi lễ rước dâu (Ảnh sưu tầm)

 

Như vậy, tất các các bước trong nghi lễ rước dâu đều đã được Áo cưới Lucky Anh & Em chia sẻ trong bài viết ở trên. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi mang đến, bạn đã có thể chuẩn bị cho lễ rước dâu của mình 1 cách hoàn hảo nhất.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Tổng hợp các nghi thức lễ rước dâu tại Việt Nam bạn cần biết

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan