Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Tổng hợp các thủ tục, phong tục cưới hỏi miền Bắc

10/11/2021
Kinh nghiệm cưới

Đối với người Việt, đám cưới luôn là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, đám cưới mỗi vùng miền lại có sự khác biệt với nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Áo cưới Lucky Anh & Em tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Bắc, cũng như một số những kiêng kỵ khi tổ chức đám cưới mà bạn nên tránh nhé.

 

thủ tục cưới hỏi miền bắc

Thủ tục cưới hỏi miền Bắc có nhiều điều kiêng kỵ mà bạn cần chú ý

1. Phong tục cưới hỏi miền Bắc gồm những gì?

1.1. Đối với lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong trong thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng, đánh dấu sự gặp mặt chính thức lần đầu tiên của 2 bên gia đình đàn trai và đàn gái. Do tính chất quan trọng của buổi lễ, mà nhà trai cần chọn được 1 ngày tháng tốt để làm lễ chạm ngõ. 

Vào ngày chạm ngõ, 2 bên gia đình sẽ cùng ngồi lại với nhau. Sau khi chào hỏi, nhà trai sẽ thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái để con trai của mình được chính thức qua lại với người con gái là cô dâu tương lai của gia đình. Điều này có nghĩa là sau khi lễ dạm ngõ kết thúc, cô gái được xem là đã có bến đỗ cho cuộc đời mai này.

 

phong tục cưới hỏi miền bắc

 

Lễ dạm ngõ là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của 2 bên gia đình

 

Các lễ vật trong ngày dạm ngõ tương đối đơn giản, chủ yếu là cần sự thân thiết và ấm cúng của 2 bên gia đình. Tuy nhiên, nhà trai cũng phải cần chuẩn bị một số lễ vật cần thiết như trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá,... điều quan trọng là những lễ vật này phải chuẩn bị theo số chẵn.

Ngoài ra trong lễ dạm ngõ, 2 gia đình cũng sẽ thống nhất với nhau về các thủ tục cưới hỏi như ngày cưới hay sính lễ,....

1.2. Đối với lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này được xem như là lời thông báo chính thức về việc 2 bên nhà hứa gả con cái của mình cho nhau.

Theo thủ tục cưới hỏi miền Bắc ngày xưa thì lễ ăn hỏi, lễ nạp tài và lễ xin cưới sẽ được tách biệt hoàn toàn với nhau. Tuy nhiên, ngày nay phong tục cưới hỏi của người miền Bắc đã trở nên đơn giản hơn nhiều, người ta gộp luôn cả 3 thủ tục này làm 1, cũng để tiết kiệm thời gian của đôi bên.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang qua nhà gái 30 trầu cùng với 1 số tráp ăn hỏi. Sau khi 2 bên gia đình tiến hành chào hỏi và giới thiệu thành phần tham dự. Thì mẹ chú rể sẽ đưa ra trầu:

  • Chục trầu thứ nhất là dành cho nghi lễ ăn hỏi.
  • Chục trầu thứ 2 là dành cho nghi lễ xin cưới.
  • Chục thứ 3 là dành cho lễ nạp tài.

 

thủ tục cưới hỏi ở miền bắc

 

Quy trình thực hiện lễ ăn hỏi ở miền Bắc

 

Sau khi nhận trầu xong, nhà gái sẽ nhận thêm tráp ăn hỏi từ nhà trai mang qua. Tùy theo điều kiện kinh tế mà nhà trai có thể chuẩn bị 7, 9 hoặc 11 tráp,.. tuy nhiên số tráp cần phải là tráp lẻ. Một số tráp lễ cơ bản trong tục lệ cưới hỏi miền Bắc đó là trầu cau, thuốc lá, mâm xôi, bánh cốm, lợn quay, bánh xu xê, chè, và mâm rượu.

Lễ vật trong tráp sẽ được chia làm 3 phần, nhà gái giữ lại 2 phần và chia lại cho nhà trai 1 phần. 2 phần nhà gái sẽ dùng 1 phần để đặt lên bàn thờ gia tiên, và phần còn lại sẽ dùng để đãi khách.

Đặc biệt, ở nghi lễ ăn hỏi miền Bắc, nhà trai cần phải chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền: 1 cho bà nội, 1 cho bà ngoại và 1 để thắp hương trên bàn thờ. Số tiền này là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào điều kiện của gia đình nhà trai.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể mới sẽ ra mắt quan viên 2 họ, rót trà nước cho 2 bên gia đình.

1.3. Đối với lễ cưới của thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc

Sau lễ ăn hỏi, 2 nhà sẽ bắt tay vào tổ chức lễ cưới theo đúng ngày đã được định trước đó. Lễ cưới hay lễ đón dâu là nghi lễ quan trọng nhất trong thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Bắc vì sau lễ này nhà trai đã chính thức được đón cô dâu về nhà của mình.

Trong đám cưới miền Bắc, nhà trai sẽ chuẩn bị một mâm lễ cùng với 1 phong bì tiền mặt. Số tiền bên trong sẽ do nhà gái yêu cầu hoặc do nhà trai tự quyết định. Mẹ chú rể sẽ bỏ số tiền này trong 1 phong bì màu đỏ và trao cho cô dâu mới.

 

phong tục cưới hỏi của người miền bắc

 

Lễ cưới là ngày lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi miền Bắc

 

Sau khi 2 bên gia đình đã giới thiệu nhau, thì nhà trai sẽ trao trầu cau cho nhà gái. Đồng thời xin phép cho chú rể được lên phòng đón cô dâu xuống.

Cô dâu và chú rể cùng nhau thắp hương lên trên bàn thờ gia tiên nhà cô dâu. Sau đó mời trà nước 2 bên gia đình. Cuối cùng, nhà trai xin phép được đón cô dâu và nhà.

1.4. Đối với lễ lại mặt

Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc, thì ngoài những nghi lễ cơ bản trên, họ còn có thêm lễ lại mặt.

Lễ lại mặt được tổ chức đơn giản, ấm cúng chỉ bao gồm các thành viên trong gia đình. Đây là dịp để cô dâu thể hiện sự biết ơn và hiếu thảo đối với người sinh và dưỡng dục mình. Đồng thời đây cũng là lúc để chú rể thể hiện sự quan tâm và chu đáo đối với gia đình của cô dâu.

Thông thường, lễ lại mặt sẽ được tổ chức sau lễ cưới 1-2 ngày, hoặc ngay sau khi cô dâu và chú rể đi hưởng tuần trăng mật về.

 

Xem thêm các bài viết liên quan khác tại đây:

>> Thủ tục cưới hỏi miền Trung

>> Nghi thức lễ cưới ở nhà gái

2. Cần kiêng kỵ điều gì khi thực hiện tục lệ cưới hỏi miền Bắc

Muốn đám cưới của mình diễn ra một cách thuận lợi, bạn không nên bỏ qua những điều kiêng kỵ sau đây:

  • Không được cưới vào tuổi Kim Lâu: đây được xem là một trong những điều kiêng kỵ nhất trong phong tục cưới hỏi miền Bắc.
  • Không được tổ chức cưới xin khi nhà có tang để tránh những điềm xui. Theo tục lệ xưa, con cái phải để tang bố mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Tuy nhiên ngày nay tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình mà thời gian để tang sẽ có những sự khác biệt nhất định.
  • Không được mời cưới khi chưa tổ chức ăn hỏi, nhất là với nhà gái. 
  • Mẹ đẻ không nên đưa cô dâu về nhà chồng.
  • Không nên sơ ý làm đổ hay vỡ đồ vật trong ngày cưới điều này sẽ khiến cuộc hôn nhân không được suôn sẻ, dễ chia ly.

 

tục lệ cưới hỏi miền bắc

 

Một số điều cấm kỵ khi tổ chức đám cưới miền Bắc

 

  • Cô dâu có bầu không được đi vào nhà bằng cửa chính: tuy nhiên đây là một thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc khá lạc hậu và cổ hủ, nên loại bỏ.
  • Trên đường đón dâu, nếu đi qua ngã 3 hoặc qua cầu thì nên rải 1 ít tiền lẻ, gạo hay muối để những điều xui xẻo không bám theo cô dâu.
  • Trước khi chú rể đón mình, cô dâu không được phép xuất hiện trước.
  • Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, không nên để mẹ chồng chạm mặt con dâu.

Nhìn chung, phong tục cưới mỗi miền ở nước ta sẽ có những điều giống và khác nhau, nắm rõ những điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị được hôn lễ một cách hoàn hảo nhất. Trên đây là những phong tục cưới hỏi miền Bắc đầy đủ nhất mà Áo cưới Lucky Anh & Em đã giúp bạn tổng hợp. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích trước khi bắt tay vào tổ chức ngày trọng đại của mình.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các thủ tục, phong tục cưới hỏi miền Bắc