Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Bật mí các thủ tục cưới hỏi Việt Nam mà bạn nên biết

08/11/2021
Kinh nghiệm cưới

Đám cưới được xem là một trong những sự kiện trọng đại của đời người, vì vậy ai cũng muốn ngày cưới của mình được diễn ra theo cách hoàn hảo nhất. Thế nhưng, ở nước ta, từng vùng lại sẽ có những thủ tục cưới hỏi khác nhau. Vậy trong 1 lễ cưới sẽ bao gồm những thủ tục gì? Cùng Áo cưới Lucky Anh & Em xem ngay các thủ tục cưới hỏi ở 3 miền Bắc Trung Nam tại bài viết dưới đây nhé!

 

thủ tục cưới hỏi

 

Những thủ tục lễ cưới luôn đi cùng trong một đám cưới ở nước ta

1. Thủ tục cưới hỏi là gì?

Theo quan niệm văn hóa của người Việt, lễ cưới là một phong tục văn hóa truyền thống, nhằm thông báo rộng rãi về sự kiện kết hôn của cặp uyên ương mới.

Không những thế, đám cưới còn là lời khẳng định sự chấp thuận của 2 bên gia đình, xã hội, tôn giáo về cuộc hôn nhân của đôi trẻ. 

Thủ tục cưới hỏi là những lễ nghi thường được kết hợp với buổi tiệc đãi khách, để lễ cưới được diễn ra hoàn hảo nhất.

2. Tổng hợp các thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam

2.1. Thủ tục lễ dạm ngõ

Thủ tục dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi lễ cưới đầu tiên trong thủ tục cưới hỏi Việt Nam. Đây chính là bước khởi đầu cho một đám cưới truyền thống ở nước ta. 

Trước ngày diễn ra nghi lễ, nhà trai sẽ cần chọn ngày đẹp để thông báo cho nhà gái về việc đến dạm ngõ. Nếu nhà gái đồng ý thì đồng nghĩa với việc là đã chấp nhận cho đôi trẻ tiến đến với nhau . 

Trong thủ tục ăn hỏi và xin cưới thì lễ dạm ngõ là lần đầu tiên 2 gia đình gặp mặt với nhau. Đây là một buổi lễ hết sức quan trọng, bởi lúc này người lớn gia đình 2 bên sẽ bàn bạc và đi đến các thống nhất cho ngày cưới. 

Lễ vật nhà trai mang đến nhà gái trong ngày này cũng khá đơn giản, bao gồm trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá và chè. Mỗi lễ vật sẽ mang đến theo số lượng chẵn để nhà gái đặt lên trên bàn thờ gia tiên. Thông thường trong ngày lễ dạm ngõ, chỉ có cô dâu chú rể, gia đình 2 bên và anh chị em ruột tham dự.

 

thu tuc cuoi hoi

 

Nhà trai sẽ mang một số lễ vật đến nhà gái trong ngày lễ dạm ngõ

 

Nghi thức lễ cưới ở nhà gái lúc này cũng chỉ cần đón tiếp nhà trai một cách thân thiện và đơn giản với trà, bánh kẹo và hoa quả,... là được. 

Nhà trai đến nhà gái sẽ trao lễ vật và đặt lên bàn thờ gia tiên để thông báo với ông bà, tổ tiên. Sau đó, 2 gia đình sẽ tiến hành bàn bạc về ngày cưới và các thủ tục cưới khác. 

Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như là đã có nơi chốn và chuẩn bị tiến đến hôn nhân.

2.2. Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi. Đây cũng là một thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam cực quan trọng mà không gia đình nào có thể bỏ qua.  Nhà gái thông qua lễ ăn hỏi sẽ chính thức thông báo với họ hàng và hàng xóm về việc hứa gả con gái của mình cho nhà trai.

Trong lễ ăn hỏi thường sẽ diễn ra những thủ tục như ăn hỏi, xin cưới và nạp tài. Nhà trai khi đến nhà gái sẽ mang theo các sính lễ bao gồm trầu cau và một số tráp ăn hỏi:

  • Sau khi 2 bên làm xong thủ tục giới thiệu, mẹ chú rể sẽ gửi đến nhà gái 30 chục cầu cau. Chục trầu cau đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục tiếp theo sẽ là dành cho nghi thức xin cưới và chục cuối cùng là cho lễ nạp tài.
  • Tùy vào gia đình và từng miền mà tráp ăn hỏi có thể là 5, 7 ,9 hoặc có khi lên đến 11 tráp. Nhà trai thường mang qua tráp trầu cau, bánh cốm, chè, rượu, hoa quả, thuốc lá, xôi, … để bày biện.

thủ tục cưới hỏi việt nam

 

Lễ ăn hỏi sẽ diễn ra ngay sau lễ dạm ngõ

 

Nhà gái sau khi nhận lễ vật sẽ mang 1 phần đồ lễ để thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Số lễ vật sẽ chia làm 3 phần, 2 phần giữ lại và chia lại cho nhà trai 1 phần sau khi kết thúc thủ tục đám cưới. Phần lễ vật giữ lại này sẽ được nhà gái dùng để mời cưới.

Ngoài những tráp lễ vật, nhà trai còn cần chuẩn bị thêm 1 phong bì đựng tiền được gọi là lễ đen. Số tiền này bao nhiêu sẽ còn tùy vào sự thống nhất trước đó của 2 bên gia đình với nhau.

Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, cô dâu, chú rể sẽ ra mắt 2 bên họ hàng bằng cách mời nước và trầu cau các vị quan khách đã đến dự.

Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trước lễ cưới 2-3 ngày và sau lễ dạm ngõ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, vẫn có không ít các trường hợp diễn ra lâu hơn. Điều này sẽ tùy sự lựa chọn của 2 nhà.

2.3. Thủ tục lễ thành hôn

Lễ thành hôn sẽ được tổ chức vào một ngày lành tháng tốt nào đó mà 2 gia đình đã lựa chọn và thống nhất. Đây cũng được xem là thủ tục quan trọng nhất trong các nghi lễ cưới hỏi của người Việt

Ngày diễn ra lễ thành hôn, nhà trai cần tính toán giờ xuất phát để đến đúng giờ tốt đã định sẵn. Chú rể sẽ cùng bố mẹ, họ hàng, anh chị em cùng xe cưới để đến nhà rước cô dâu. 

 

thủ tục ăn hỏi và xin cưới

 

Lễ thành hôn chính là nghi thức quan trọng nhất của thủ tục cưới hỏi

 

Khi đi rước cô dâu, nhà trai sẽ chuẩn bị một mâm lễ cùng với 1 phong bì chứa tiền mặt. Số tiền nhà có thể do nhà gái yêu cầu hoặc do nhà trai chuẩn bị, và được bỏ vào 1 bao thư đỏ trong 1 khay nhỏ. Để bố mẹ chú rể sẽ tặng cho cô dâu mới. 

Phần tiền dẫn cưới này không có ý nghĩa mua bán mà nó chính là sự tôn trọng của gia đình nhà trai, cũng như mong muốn được góp vào một phần chi phí cho lễ cưới của gia đình nhà gái. 

2.3.1. Thủ tục lễ thành hôn tại nhà

Thủ tục lễ thành hôn tại nhà gái - Lễ vu Quy

Sau khi 2 bên gia đình đã yên vị chỗ ngồi và giới thiệu xong thành phần tham dự. Nhà trai sẽ xin cơi trầu để chú rể được vào phòng rước cô dâu. 

Cô dâu, chú rể sẽ làm lễ gia tiên ở gia đình nhà gái, mời trà họ hàng và ra mắt gia đình 2 bên họ hàng. Sau cùng sẽ xin phép cho rước cô dâu và nhà chồng.

Thủ tục lễ thành hôn tại nhà trai - Lễ Thành hôn

Sau khi rước cô dâu về nhà, đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng nhau thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Đại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu tới quan viên 2 họ. Sau đó chú rể sẽ dẫn cô dâu ra mắt bố mẹ, họ hàng và anh em trong nhà. 

Song song với đó nhà trai sẽ mời nhà gái đến thăm phòng cưới của cô dâu, chú rể.

2.3.1. Thủ tục lễ thành hôn tại khách sạn

Hai bên gia đình sẽ đến nhà hàng trước khoảng 30 phút trước khi diễn ra lễ cưới. Cô dâu ngồi trong phòng chờ trang điểm, chỉnh sửa trong phục trong khi 2 bên gia đình sẽ kiểm tra cỗ cưới và đón khách. Thông thường, việc đón khách sẽ diễn ra trước lễ cưới 30 phút.

 

thủ tục cưới hỏi ở việt nam

 

Các nghi lễ diễn ra trong lễ thành hôn ở nhà hàng

 

Đại diện 2 bên gia đình cùng cô dâu, chú rể sẽ nâng cốc với toàn bộ khách đến tham dự lễ cưới. Sau đó cũng sẽ đi đến từng bàn để chạm ly, chia vui cùng khách quý. 

Cuối cùng bố mẹ 2 bên cảm tạ khách khứa đến và mọi người ra về.

2.4. Lễ lại mặt

Nghi lễ cuối cùng trong các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam đó chính là lễ lại mặt. 

Lễ lại mặt được tổ chức một cách ấm cúng, để nhắc nhở con gái về công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ, dù đi lấy chồng rồi nhưng vẫn không quên báo hiếu đối với đấng sinh thành. Đồng thời đây cũng là dịp để chú rể thể hiện sự kính trọng và chu đáo của mình đối với gia đình cô dâu.

Thông thường lễ lại mặt sẽ tổ chức sau lễ cưới 1-2 ngày hoặc sau khi cô dâu và chú rể đi tuần trăng mật về. Tuy nhiên tùy vào công việc hoặc điều kiện địa lý mà lễ lại mặt có thể diễn ra lâu hơn. Nhưng không được để thời gian chờ lại mặt quá lâu.

Bạn có thể xem video dưới đây để bổ sung thông tin về thủ tục đám cưới ở Việt Nam nhé:

3. Cần lưu ý điều gì khi thực hiện thủ tục cưới hỏi Việt Nam

3.1. Lưu ý về phong tục cưới lấy ngày

Phong tục cưới lấy ngày hay còn được biết đến với tên gọi đón dâu 2 lần. Theo quan niệm, việc tổ chức phong tục này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi cô dâu. 

 

các thủ tục cưới hỏi của việt nam

 

Thủ tục cưới lấy ngày của người Việt khá phổ biến

 

Ở một số nơi vào ngày ăn hỏi, ngoài các phong tục trên thì còn có nghi lễ xin dâu. Lúc này cô dâu sẽ về nhà chồng và ở lại 1 đêm. Sáng mai thì sẽ tự động ra về và không để ai biết hết. Điều này sẽ xem như là 1 lần xuất giá.

3.2. Lưu ý về cách tổ chức tiệc cưới

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để quyết định rằng nên tổ chức lễ cưới ở nhà hay là khách sạn. Việc mời khách đến nhà ăn uống, chúc mừng thường sẽ được tổ chức trước lễ cưới 1 ngày.

Theo phong tục thì vào ngày cô dâu mời khách, chú rể cũng phải xuất hiện cùng.

Hy vọng những chia sẻ của Áo cưới Lucky Anh & Em sẽ giúp bạn hiểu thêm về các thủ tục cưới hỏi ở nước ta. Cũng như có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị tốt cho lễ cưới sắp diễn ra của mình

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bật mí các thủ tục cưới hỏi Việt Nam mà bạn nên biết