Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt Nam

12/05/2023
Kinh nghiệm cưới

Kiêng kỵ trong đám cưới Việt Nam - Với quan niệm của mọi người Việt Nam, việc cưới xin được coi là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người, dù là nam hay nữ. Sau khi cưới, cả hai con người độc thân sẽ gắn kết thành vợ chồng và chung sống với nhau một đời.

Nên khi nhắc đến đám cưới, ngoài những việc cần chuẩn bị tổ chức, thì những điều cần kiêng kỵ né tránh cũng là vấn đề cần quan tâm và chú trọng. 

Vì mong muốn một cuộc sống gia đình yên ấm hạnh phúc, nên các bậc cha mẹ luôn lưu truyền những điều đại kỵ cần tránh ở trước và trong đám cưới.

Vậy những điều đó là gì? Hãy cùng áo cưới Lucky Anh và Em bài viết dưới đây nhé!

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới cần tránh 

Không tổ chức đám cưới khi nhà có tang 

Đây là vấn đề đại kị số một trước khi quyết định chọn ngày tổ chức đám cưới. Vì nhà có tang là một chuyện buồn, mà đám cưới lại là việc hỷ. Nên việc cưới chắc chắn phải hoãn lại chờ qua thời gian tang lễ.

 

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt NamNhững điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt Nam

 

Theo quan niệm của người xưa, khi nhà có tang của bố hoặc mẹ thì con cái phải để tang 3 năm mới được tổ chức cưới. Còn nếu là tang của ông bà thì phải sau một năm để tang.

Chính vì điều này, nên mới phát sinh ra câu chuyện “cưới chạy tang”. Tức là khi một trong hai gia đình cô dâu hoặc chú rể mà có người già hoặc người thân ốm yếu quá mức, mà bản thân hai bạn lại đang có kế hoạch cưới nhau. Thì sẽ phải tổ chức đám cưới càng sớm càng tốt, trước khi người thân trong gia đình mất đi.

Không cưới vào năm Kim lâu 

Năm Kim lâu được coi là năm tuổi xấu của cô dâu ( tuổi có đuôi là 1,3,6,8), mà khi làm đám cưới thì việc xem ngày lành tháng tốt sẽ dựa trên tuổi và năm sinh của cô dâu. Nên những năm phạm phải Kim lâu cũng không nên tổ chức đám cưới.

 

Không cưới vào năm Kim lâu Không cưới vào năm Kim lâu 

 

Với mong muốn cô gái bước vào cuộc sống hôn nhân luôn may mắn, tốt đẹp, không ảnh hưởng xấu đến đường con cái cũng như gia đình, nên năm Kim lâu luôn được tránh khi đi xem ngày cưới.

Tuy nhiên hiện nay cũng đã có những cách hóa giải vấn đề này, vì đôi khi có những lý do bất khả kháng mà cặp đôi không thể chờ để qua năm Kim lâu. Thì họ sẽ chọn cách hóa giải là tổ chức đám cưới vào những ngày cuối của tháng 12 âm lịch, vì qua ngày Đông chí ( đầu tháng 12 âm) tức là cô dâu đã hết tuổi Kim lâu.

Không đưa thiệp mời khi lễ ăn hỏi chưa diễn ra 

Điều này có nghĩa là phải tổ chức lễ ăn hỏi xong, gia đình và cô dâu chú rể mới đi mời thiệp cưới. Điều này xuất phát từ quan niệm “ nói trước bước không qua”, lễ ăn hỏi là buổi lễ mà nhà trai mang lễ vật sang xin cưới. Nếu chưa có buổi lễ này thì coi như cô dâu chưa được ai hỏi cưới cả.

 

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt NamNhững điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt Nam

 

Thông thường khi tổ chức lễ ăn hỏi xong, nhà gái sẽ chia nhỏ những sính lễ của nhà trai mang sang ( bánh nướng, bánh dẻo hoặc chè ), mang kèm thiệp mời sang nhà hàng xóm và họ hàng thân thiết để mời cưới.

Những điều cần tránh trước lễ đón dâu

Kiêng đón dâu sai giờ hoàng đạo 

Điều này nghe tưởng vô lý nhưng vẫn có một số gia đình mắc phải. Tức là dù đã đi chọn giờ và chuẩn bị mọi thứ để chờ giờ đẹp và nhà trai xuất hành sang nhà gái, tuy nhiên có thể vì một số lý do như nhìn nhầm giờ, nhớ nhầm giờ và xuất phát sớm hoặc muộn hơn giờ hoàng đạo.

 

Kiêng đón dâu sai giờ hoàng đạo Kiêng đón dâu sai giờ hoàng đạo 

 

Đây là việc cần kiêng kỵ và tránh mắc phải. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến buổi lễ cũng như sự may mắn của cô dâu chú rể. Tuy không ai chứng minh được việc cần chính xác đến từng phút trong giờ đón dâu, nhưng cũng không phải tự dưng các thầy bói lại chọn ngày giờ đó chứ không phải thời gian khác.

Kiêng để mẹ chồng đi đón cô dâu 

Với phong tục cưới hỏi, thì mẹ chú rể cần tránh mặt khi tổ chức nghi lễ đón dâu. Sẽ có hai trường hợp mẹ chú rể cần tránh mặt :

  • Khi đoàn nhà trai sang nhà gái xin dâu, mẹ chú rể không nên đi cùng. ( hoặc nếu có đi cùng thì khi đến giờ đẹp để đón dâu, mẹ chú rể không được xuất hiện)
  • Khi cô dâu về nhà chồng và thực hiện nghi lễ thắp hương gia tiên bên chồng, mẹ chú rể cũng phải tránh mặt đi. Đây là điều bắt buộc.

 

Để mẹ chồng đi đón con dâu là một điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt NamĐể mẹ chồng đi đón con dâu là một điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt Nam

 

Vì sao lại có điều kiêng kỵ này, chính là vì câu nói “ mẹ chồng nàng dâu” tồn tại bao đời nay. Nên người xưa quan niệm là khi một cô gái lần đầu bước vào nhà chồng, cô và mẹ chồng nên tránh giáp mặt và gặp gỡ lúc ban đầu để tránh những xích mích trong cuộc sống chung sau này, cuộc sống của hai mẹ con sẽ không có nhiều va chạm.

Kiêng để bàn thờ sơ sài, không đầy đủ 

Điều này cũng rất quan trọng với cả hai bên gia đình.  Vì khi làm bất cứ lễ nào, thì sẽ đều cần cô dâu chú rể lên bàn thờ gia tiên để thắp hương và người thân của hai bên gia đình báo cáo và xin phép với gia tiên.

 

Bàn thờ phải chuẩn bị những mâm đồ đầy đủ và đúng với phong tụcBàn thờ phải chuẩn bị những mâm đồ đầy đủ và đúng với phong tục

 

Nên phải chuẩn bị những mâm đồ đầy đủ và đúng với phong tục của từng buổi lễ dâng lên bàn thờ gia tiên. Tránh sự thiếu thốn hoặc không chú trọng vào điều này, ảnh hưởng rất lớn về vấn đề tâm linh đó.

Những điều cần tránh trong lễ đón dâu 

Mẹ cô dâu không đi đưa con gái về nhà chồng 

Đây là điều cần tránh đầu tiên trong khi lễ đón dâu diễn ra. Có câu nói “ cha đưa mẹ đón”, tức là cha sẽ là người đưa con gái đi sang nhà chồng, vì theo các cụ quan niệm việc mẹ đẻ không đi cùng cô dâu để tránh cho việc cô dâu sau này lấn át mẹ chồng.

Cô dâu không được khóc hay ngoái đầu nhìn lại nhà bố mẹ đẻ khi được đón dâu 

Các cô dâu khi bước ra khỏi ngôi nhà thân thuộc của mình, rời xa vòng tay bố mẹ sẽ không khỏi bịn rịn và quyến luyến. Nhiều người không kìm được nước mắt mà khóc trong lúc đón dâu.

 

Tuy nhiên đây là điều các bạn nên tránh, vì theo các cụ việc cô dâu mới đi sang nhà chồng mà lại rơi nước mắt là điều không may mắn, cũng như việc ra khỏi nhà mà lại quay lại nhìn tiếc nuối cũng là không tốt.

Lý giải điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn chính là nếu cô dâu đi sang nhà chồng mà lại quyến luyến hoặc rơi nước mắt vì bố mẹ đẻ thì sau này sẽ không hết lòng với nhà chồng, hoặc có thể sẽ rơi vào cảnh bỏ chồng.

Cô dâu không được ra khỏi phòng trước khi chú rể lên đón 

Với việc cô dâu đóng cửa ngồi trong phòng riêng chờ chú rể lên đón xuống là để tránh sự mất duyên cho cô dâu. Và  vì nhà trai phải thực hiện những nghi lễ trao tráp và xin hỏi cưới với nhà gái, lúc đó cô dâu mới chính thức được gả đi.

Cô dâu nếu có bầu không được đi cửa chính 

Ngày xưa, theo quan niệm của người Việt. Cô dâu nếu trót mang bầu thì khi đón dâu sang nhà chồng sẽ không được phép đi vào từ cửa chính, mà phải đi cửa sau hoặc đốt lá bồ kết để đuổi vận xui (nếu không có cửa sau).

Với quan niệm cổ hủ trước đây là con gái chưa chồng không được “ ăn cơm trước kẻng”, và việc có bầu trước cưới là điều hổ thẹn và không được danh chính ngôn thuận đi vào nhà chồng từ cửa chính.

 

Cô dâu nếu có bầu không được đi cửa chính Cô dâu nếu có bầu không được đi cửa chính 

 

Tuy nhiên, thời đại ngày nay đa phần các vùng miền đều đã bỏ đi thủ tục lạc hậu này, vì nó không hợp lý. Nhưng vẫn có một số nơi họ vẫn giữ nguyên điều kiêng kỵ này.

Kiêng kỵ việc đổ vỡ trong đám cưới 

Đây là điều mọi người đặc biệt muốn tránh trong toàn bộ các lễ của đám cưới. Việc đổ vỡ khiến họ cảm thấy mọi thứ không được may mắn và là điềm xui trong hôn lễ của các cặp đôi.

Khi trong đám cưới mà việc đổ vỡ vẫn xảy ra, thì gia đình lúc đó sẽ làm một cái lễ nhỏ gọi là lễ “ giải hạn xui”, với mong muốn không ảnh hưởng gì đến cô dâu chú rể và ngày vui.

Trên đường dẫn dâu từ nhà gái về nhà trai 

Cô dâu sẽ được mẹ đẻ chuẩn bị cho những túi nhỏ đựng tiền lẻ, gạo và muối để khi đi trên đường qua cầu và ngã tư sẽ thả xuống. Với ý nghĩa là trong cuộc sống của hai vợ chồng luôn đầy đủ, kinh tế dư dả.

Ngoài ra trước khi đi sang nhà chồng, mẹ cô dâu sẽ dắt 7 hoặc 9 chiếc kim vào cạnh người cô dâu. Việc này lý giải khi trong đêm tân hôn mà chú rể bị quá sức hoặc cảm gió, sẽ dùng chiếc kim ấy để đâm vào xương cụt chú rể, giúp chú rể tỉnh lại.

Không treo gương lớn trên đầu giường phòng tân hôn 

Đây cũng được coi là điều cấm kỵ trong phong tục cưới hỏi. Vì sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng của cô dâu chú rể.

 

Không treo gương lớn trên đầu giường phòng tân hôn Không treo gương lớn trên đầu giường phòng tân hôn 

 

Ngoài ra giường cưới cũng không được kê ở phía tây ngôi nhà hoặc căn phòng ngủ, đuôi giường không được đối diện với cửa phòng ngủ, giường tân hôn không kê dưới xà ngang (trừ khi trần nhà đã ốp trần thạch cao thì được).

Những điều cấm kỵ trên đều là vì mong muốn hai vợ chồng sẽ hòa hợp trong đời sống riêng tư, thuận lợi và may mắn trong việc sinh nở cũng như sự hạnh phúc gia đình.

Lời kết

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong đám cưới theo quan niệm xưa. Mặc dù đây đều là những điều được lan truyền từ xa xưa nhưng không phải ai cũng nắm được chi tiết về ý nghĩa và đầy đủ mọi điều. Hy vọng bài viết mà Lucky Anh và Em chia sẻ sẽ giúp ích các bạn và gia đình! “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” – hãy chuẩn bị mọi thứ tốt nhất từ từng chi tiết nhỏ nhất để bước vào cuộc sống gia đình thật may mắn và hoàn hảo nhé!

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0

Có 0 đánh giá

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới Việt Nam