Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Nghi thức lễ cưới ở nhà gái - Thủ tục cưới hỏi không thể thiếu

08/11/2021
Kinh nghiệm cưới

Phong tục cưới của người Việt Nam không chỉ khác nhau theo ba miền Bắc, Trung, Nam mà còn khác nhau ở nhà trai và nhà gái. Vậy nghi thức lễ cưới ở nhà gái diễn ra như thế nào? Đám cưới nhà gái cần chuẩn bị những gì? Hãy để Áo cưới Lucky Anh & Em giúp bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nghi thức lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là một nghi thức lễ cưới ở nhà gái quan trọng trong lễ cưới của người Việt, đóng vai trò là lời ra mắt chính thức của cô dâu, chú rể đối với 2 bên gia đình, trước khi tiến đến hôn nhân. Do đó, trước khi tiến hành lễ dạm ngõ, nhà trai cần lựa chọn được 1 ngày đẹp. Sau đó đánh tiến cho nhà gái để đến thăm nhà, chấp nhận chuyện qua lại của đôi trẻ.

Không những thế, lễ dạm ngõ còn là dịp để hai bên gia đình bàn bạc những thủ tục cưới hỏi cho ngày cưới. Thông thường, nội dung cần bàn trong lễ dạm ngõ thường là số tráp ăn hỏi, ngày tổ chức hôn lễ,...

 

nghi thức lễ cưới ở nhà gái

 

Lễ dạm ngõ là đánh dấu cho sự bắt đầu cho nghi thức lễ cưới ở nhà gái

 

Lễ vật trong lễ ăn hỏi tương đối đơn giản. Nhà trai chỉ cần chuẩn bị  trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn để đặt lên bàn thờ gia tiên.

 

Xem thêm các bài viết liên quan khác tại đây:

>> Thủ tục cưới hỏi miền Nam

>> Thủ tục cưới hỏi miền Bắc

Trình tự lễ dạm ngõ tại nhà gái sẽ diễn ra như sau

  • Thành phần tham dự lễ dạm ngõ sẽ bao gồm bố mẹ, họ hàng và chị em của cả cô dâu và chú rể.
  • Nhà gái chuẩn bị trà, bánh kẹo, trái cây,.. để tiếp đón nhà trai một cách ấm cúng. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái sẽ đặt chúng lên trên bàn thờ của gia đình.
  • Hai nhà nói đến chuyện xem ngày và các lễ vật cho ngày ăn hỏi là lễ cưới. 
  • Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem là đã có nơi chốn và sắp tiến đến hôn nhân.

2. Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ ở nhà gái thì sẽ đến lễ ăn hỏi. Đây chính là dịp để nhà gái thông báo đến họ hàng về sự chấp thuận gả con gái mình cho nhà trai. Lễ ăn hỏi không chỉ có 2 bên gia đình họ hàng mà còn có một số khách khứa đến chung vui.

Ngày nay, không ít người gộp lễ ăn hỏi và tiệc chiêu đãi cùng 1 ngày. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng ngày lễ này không quan trọng mấy. Nhưng thực tế, lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng nhất của đám cưới truyền thống Việt Nam

 

đám cưới bên nhà gái

 

Trong chương trình lễ cưới tại nhà gái không thể thiếu lễ ăn hỏi

 

Lễ ăn hỏi là ngày 2 bên gia đình cùng người thân họ hàng có mặt để chứng hôn, trao dâu - nhờ gia đình nhà trai đối xử tốt với cô gái của họ. Không khí buổi lễ lúc nào cũng vô cùng đầm ấm. Thể hiện tình cảm của bố mẹ nhà trai với nhà gái, của bố mẹ nhà gái với nhà trai, và giữa bố mẹ với cô dâu, chú rể. Đây là khoảnh khắc quan trọng. Đánh dấu sự bên nhau của đôi uyên ương.

Lễ ăn hỏi ở nhà gái sẽ diễn ra theo trình tự sau

Nhà trai đến nhà gái để tiến hành các nghi thức ăn hỏi

  • Hai bên gia đình sẽ chuẩn bị đội bê tráp với trang phục áo dài hoặc tùy ý sao cho long trọng và đẹp mắt nhất.
  • Đội bưng quả sau khi đến cách nhà gái 100m sẽ dừng lại và sắp xếp đội hình  theo thứ tự mâm quả phù hợp. Đến giờ lành, nhà trai sẽ cử đại diện vào xin nhà gái để được đội lễ vào. 
  • Đi đầu sẽ là những người có vai vế lớn như ông bà bố mẹ, chú rể và sau đó mới đến đội bê mâm quả.
  • Đội lễ bưng mâm 2 nhà sẽ đứng đối diện với nhau rồi trao quả.

Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật đính hôn

  • Sau khi 2 bên gia đình đã yên vị chỗ ngồi. Nhà gái sẽ mời nước nhà trai.
  • Đại diện nhà trai sẽ đọc lời chào hỏi, đồng thời tiến hành giới thiệu các lễ vật có bên trong mâm lễ. 
  • Đại diện nhà gái đứng dậy cảm ơn, nhận lễ và mở tráp.

đám cưới nhà gái cần chuẩn bị những gì

 

Tráp ăn hỏi sẽ được chuẩn bị theo thống nhất 2 nhà

 

Cô dâu ra mắt 2 bên gia đình

  • Sau khi mở tráp, nhà gái sẽ đồng ý cho chú rể vào phòng đón cô dâu để xuống chào hỏi 2 bên gia đình. 
  • Cô dâu sẽ rót nước cho gia đình nhà trai và ngược lại chú rể sẽ rót nước cho gia đình nhà gái. Để thể hiện lòng thành kính và hiếu thảo khi ra mắt bố mẹ chồng (vợ) tương lai của mình.

Thắp hương lên trên bàn thờ gia tiên

  • Mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ từ bên trong mâm quả của nhà trai để đặt lên trên bàn thờ.
  • Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu, chú rể đứng trước và thắp hương lên bàn thờ gia tiên để chính thức ra mắt đôi vợ chồng trẻ với ông bà tổ tiên. 
  • Xong thủ tục này, chú rể chính thức được xem là một thành phần trong gia đình.

Hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày cưới

  • Sau khi thắp hương lên bàn thờ gia tiên, 2 gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày tổ chức đám cưới, cũng như giờ lành để đón dâu. 
  • Trong thời gian này, cô dâu chú rể sẽ ở bên châm nước cho 2 bên và chụp ảnh lưu niệm.

 

chương trình lễ cưới tại nhà gái

 

Lễ ăn hỏi sẽ được diễn ra một cách thân mật và ấm cúng

 

Nhà gái mời gia đình nhà trai ở lại dùng một bữa cơm thân mật

  • Sau khi thủ tục lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại cùng dùng 1 bữa cơm với mình.

Nhà gái tiến hành nghi lễ lại quả cho nhà trai

  • Trong phục tục cưới ở một số vùng tại nước ta, sau lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ để dành lại 1 số lễ vật trong khay để lại quả cho nhà trao. 
  • Nhà trai phát biểu cảm ơn và ra về.

3. Nghi thức lễ cưới ở nhà gái

Nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám cưới? cùng tìm hiểu những nghi thức trong đám cưới bên nhà gái ở đây nhé!

3.1. Thắp hương bàn thờ

Vào đúng ngày diễn ra lễ cưới, nhà trai sẽ mang lễ vật đã chuẩn bị đến nhà gái. Lễ vật bao gồm những gì, hay cần bao nhiêu lễ vật sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào vùng miền và sự thỏa thuận trước đó của 2 bên gia đình. 

Đúng vào giờ lành, trước cổng nhà cô dâu sẽ có 2 đội bưng quả đứng đối diện nhau. Đội bưng quả nhà trai sẽ trao mâm lại cho đội bưng quả nhà gái. Đây là lúc mà chương trình lễ cưới tại nhà gái bắt đầu.

Các mâm quả được bưng vào nhà và sắp xếp theo đúng vị trí đã định trước đó. Đại diện nhà trai đứng bên trái và đại diện nhà gái sẽ đứng bên phải bàn thờ. 

 

nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám cưới

 

Nhà gái nhận tráp ăn hỏi của nhà trai trong đám cưới bên nhà gái

 

Sau khi chủ hôn nhà trai đứng dậy và phát biểu, nêu lên các ý nghĩa của từng lễ vật thì sẽ bắt đầu mở mâm lễ.

Tiếp đó cô dâu sẽ được ra mắt 2 bên gia đình, chú rể lúc này sẽ trao hoa cưới cho cô dâu. Đại diện nhà gái sẽ thắp hương để cô dâu, chú rể thực hiện nghi lễ tiếp theo.

3.2. Làm lễ gia tiên

Làm lễ gia tiên chính là lúc để cô dâu, chú rể thể hiện lòng thành kính của mình đối với bậc sinh thành và tổ tiên của nhà gái.

Theo phong tục ở nước ta, cô dâu và chú rể đều sẽ lễ 4 lễ ở bàn thờ gia tiên nhà gái. Chú rể và cô dâu có thể bái cùng lúc theo nguyên tắc cô dâu ngồi bệt và chú rể bái bối. 

Sau đó 2 người sẽ lạy cha mẹ trước bàn thờ. Tuy nhiên, hiện nay ở 1 số vùng, người ta đã bỏ nghi lễ này để cô dâu và chú rể bớt lo lắng hơn.

3.3. Làm lễ mừng cưới

Sau khi đã làm xong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ ra mừng cha mẹ vợ, với ý nghĩa biết ơn công sinh thành và dưỡng dục. Đồng thời cảm ơn cha mẹ đã tác thành cho tình duyên của đôi lứa.

Sau khi tiến hành tất cả các nghi thức, nhà gái sẽ mời nhà trai dùng nước. Hai bên gia đình cùng trò chuyện và dành những lời chúc mừng thật tâm cho đôi trẻ. 

 

lễ cưới ở nhà gái

 

Lễ cưới ở nhà gái còn được biết đến với tên gọi là lễ vu quy

 

Vào đúng giờ tốt đã định, nhà trai sẽ xin phép được rước dâu, cô dâu sẽ chuẩn bị được đưa về nhà chồng. Nhà gái sẽ chia lại mâm quả từ nhà trai và trả lại các tráp.

Đội bưng quả nhà gái sẽ trao lại quả cho đội bưng quả nhà trai. Nhà trai cảm ơn và ra về.

4. Lễ lại mặt

Sau ngày cưới từ 1-4 ngày, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nho nhỏ để cặp đôi mới cưới mang về nhà gái. 

Tuy nhiên, thời gian về sẽ còn phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 bên nhà cũng như điều kiện thực tế của đôi trẻ. 

Mặc dù nghi thức lễ cưới ở nhà gái ở 3 miền sẽ có 1 số sự khác nhau. Nhưng suy cho cùng vẫn có 4 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn, và lễ lại mặt. Hy vọng qua bài viết của Áo cưới Lucky Anh & Em bạn đã có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho lễ cưới của mình.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nghi thức lễ cưới ở nhà gái - Thủ tục cưới hỏi không thể thiếu