Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?

17/11/2021
Kinh nghiệm cưới

Mỗi vùng miền ở nước ta sẽ có nếp sống cũng như văn hóa khác nhau, do đó phong tục cưới hỏi ở mỗi nơi sẽ có một số điểm không giống nhau nhất định. Vậy lễ dạm ngõ miền Bắc diễn ra như thế nào? Lễ dạm ngõ ở miền Bắc gồm những gì? Cùng theo dõi tại bài viết dưới đây của Áo cưới Lucky Anh & Em nhé!

 

lễ dạm ngõ miền bắc

 

Lễ dạm ngõ là một trong những nghi thức quan trọng trong lễ cưới của miền Bắc

 

1. Giới thiệu sơ lược về lễ dạm ngõ

1.1. Lễ dạm ngõ là gì?

Dạm ngõ hay ngày bỏ ngõ, ngày đám nói, ngày xem mặt,... là một trong những nghi lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Lễ dạm ngõ nhằm mục đích chính là làm tiền đề để đôi trai gái có thể tiến đến một mối quan hệ nghiêm túc sau này.

 

thủ tục lễ dạm ngõ miền bắc

 

Lễ dạm ngõ là một trong 3 nghi lễ cưới hỏi của người Việt

 

1.2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Dạm ngõ là 1 trong 3 nghi lễ chính trong phong tục cưới hỏi của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Trong đó, lễ dạm ngõ là lần gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.

Qua thời gian tìm hiểu và hẹn hò, khi cảm thấy tình yêu đã chín muồi, và cả hai đã sẵn sàng để tiến đến một mối quan hệ xa hơn, tiến đến hôn nhân. Lúc này, nhà trai sẽ mang theo lễ vật để đến nhà gái để xin cho đôi trẻ được chính thức tìm hiểu nhau, trước khi quyết định chuyện trăm năm.

Ngày nay, lễ dạm ngõ đã được lượt đi rất nhiều các nghi lễ, nhưng nhìn chung buổi lễ này vẫn giữ được ý nghĩa của mình, để không làm mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại.

2. Lễ dạm ngõ miền Bắc gồm những gì

2.1. Thời gian làm lễ dạm ngõ

Để thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc được diễn ra một cách thuận lợi nhất, thì cả nhà trai và nhà gái đều phải tiến hành chuẩn bị chu đáo mọi bước. 

 

lễ dạm ngõ ở miền bắc

 

Thời gian diễn ra lễ dạm ngõ tùy thuộc vào thống nhất giữa hai bên gia đình

 

Không chỉ riêng người miền Bắc mà người miền Trung và người miền Nam đều xem lễ dạm ngõ là một ngày lễ thân mật giữa hai bên gia đình. Vì thế, các thủ tục trong ngày lễ này được diễn ra khá đơn giản, linh hoạt và không cần phải tuân theo bất kỳ quy định nào. Chính vì vậy mà đa số các gia đình hiện nay đều tiến hành tổ chức lễ dạm ngõ khá đơn giản, họ sẽ chọn một ngày phù hợp và thuận tiện cho hai bên gia đình là được.

Tuy nhiên, một số gia đình cẩn thận hay kỹ tính sẽ vẫn chọn lựa một ngày lành tháng tốt để buổi lễ được diễn ra chỉnh chu nhất. 

Thông thường, lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới từ 2-3 tháng để hai bên gia đình có đủ thời gian để chuẩn bị.

 

lễ dạm ngõ miền bắc gồm những gì

 

Lễ dạm ngõ miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều sẽ được tổ chức tại nhà gái

 

Một nơi mà nhà gái nên đặc biệt quan tâm khi dọn dẹp nhà cửa đó là bàn thờ gia tiên. Theo quan niệm ông cha thì làm điều này cũng mang ý nghĩa mời ông bà đến tham dự và chứng kiến hôn nhân của đôi trẻ. Không những thế, bàn thờ gia tiên sẽ là nơi thực hiện các nghi lễ dạm ngõ. Vì vậy, dọn dẹp bàn thờ gia tiên chắc chắn là điều mà nhà gái không nên bỏ qua.

2.3. Trang phục trong lễ dạm ngõ

Trong lễ dạm ngõ ở miền Bắc không hề có một quy định bắt buộc nào cho trang phục của cô dâu và chú rể cũng như hai bên gia đình. Tuy nhiên vì đây là buổi gặp mặt đầu tiên của hai bên họ hàng nên tiêu chí chung là không những phải chọn trang phục đẹp mà còn phải thể hiện được sự tôn trọng với nhau. Cùng tham khảo lễ dạm ngõ nên mặc gì để gọn gàng và tươm tất nhé!

2.3.1. Trang phục của cô dâu

Trong lễ dạm ngõ miền Bắc thì chắc chắn cô dâu sẽ là nhân vật được chú ý nhiều nhất. Vì vậy muốn làm mình thật nổi bật thì bạn nên lựa chọn áo dài, hoặc những bộ váy, quần tây sao cho thật lịch sự. 

 

lễ dạm ngõ ở miền bắc gồm những gì

 

Áo dài là trang phục được đa số các cô dâu chọn diện trong lễ dạm ngõ

 

Bên cạnh đó, bạn nữ nên chọn cho những những tone trang điểm thật nhẹ nhàng, tránh dùng mặt mộc tiếp khách, nhìn sẽ thiếu sức sống và không được tươi tắn lắm.

2.3.2. Trang phục của chú rể

Sau bạn nữ thì bạn nam cũng là nhân vật được quan tâm nhất trong buổi lễ, nên việc lựa chọn trang phục cho bạn nam cũng không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bạn nam cũng không nên quá đầu tư vào trang phục của mình, sơ mi trắng kết hợp cùng quần tây và một chiếc cà vạt sẽ là sự lựa chọn không tồi cho buổi lễ này đấy.

2.3.3. Trang phục của người thân trong gia đình

Đối với người thân hai bên gia đình thì vẫn lấy tiêu chí lịch sự trang trọng, và phải phù hợp với hoàn cảnh của hai bên thông gia làm ưu tiên khi lựa chọn trang phục.

2.4. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống

Tuy rằng những thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc thường diễn ra trong thời gian rất ngắn, nhưng gia đình bạn nữ cũng nên chuẩn bị đầy đủ nước, đồ ăn để tiếp đãi nhà trai. 

 

dạm ngõ ở miền bắc gồm những gì

 

Chuẩn bị đồ ăn, nước uống để tiếp đón nhà trai thật cẩn thận

 

Ngoài ra, để giúp tình cảm hai bên gia đình thêm gắn kết, nhiều gia đình nhà gái sẽ chuẩn bị thêm một mâm cơm ấm cúng để tiếp đãi gia đình nhà trai. Bạn có thể không cần chuẩn bị một bàn ăn “mâm cao cỗ đầy”, nhưng cũng không nên quá đơn giản. Bởi thông qua mâm cơm này, không chỉ thể hiện được “nữ công gia chánh” của cô dâu mới, mà còn thể hiện được nếp sống và thói quen sinh hoạt của nhà gái.

2.5. Chuẩn bị lễ vật trong dạm ngõ

Như đã nói ở trên thì ở lễ dạm ngõ nhà trai sẽ chuẩn bị một mâm lễ vật để sang thưa chuyện với nhà gái. Vậy lễ dạm ngõ miền Bắc gồm những gì

Ông bà ta có câu, miếng trầu là đầu câu chuyện, do đó lễ vật đầu tiên không thể thiếu ở lễ dạm ngõ miền Bắc chắc chắn là trầu cau. Không những thế, trầu cau còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm vợ chồng bền chặt, là tín vật hôn nhân của đôi bạn trẻ.

Bên cạnh trầu cau, nhà trai còn có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như trà rượu, bánh kẹo hay hoa quả,... Nếu lễ vật lễ dạm ngõ khiến bạn cảm thấy khó khăn thì ngày nay có rất nhiều dịch vụ cưới hỏi sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo phần này. Vì thế bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn.

Ngoài ra, khi chuẩn bị lễ vật dạm ngõ bạn cũng nên chú ý đến số lượng. Theo thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc thì lễ vật phải được chuẩn bị theo số chẵn, để cuộc sống hôn nhân sau này của vợ chồng trẻ lúc nào cũng có đôi, có cặp, sống với nhau hạnh phúc, viên mãn.

 

dạm ngõ ở miền bắc

 

Lễ vật trong ngày lễ dạm ngõ cũng nên được chuẩn bị kỹ càng

 

3. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

Trên thực tế, lễ dạm ngõ ở miền Bắc là một buổi gặp mặt thân mật giữa hai gia đình nên thành phần tham dự không cần quá nhiều người. Mỗi gia đình nên bàn Bắc và sắp xếp sao cho có từ 5-7 người đại diện là đẹp. 

Ngoài bố mẹ, cô dâu, chú rể là thành phần không thể thiếu thì còn có thể thêm nội ngoại, cô dì, chú Bắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể mời người hiểu được phong tục cưới, có lời ăn tiếng nói,... để làm người đại diện cho buổi lễ này.

Tuy nhiên, thường nhà trai sẽ ít người tham dự hơn nhà gái vì họ là khách. Còn nhà gái sẽ cần nhiều người tham dự hơn để việc tiếp đón được chu toàn. Đặc biệt, ngoài thành viên hai bên gia đình, cô dâu và chú rể cũng có thể mời một số người bạn thân thiết để thấy thoải mái và tự tin hơn.

4. Trình tự lễ dạm ngõ của miền Bắc

Theo đúng ngày đã định sẵn ở kế hoạch, nhà trai sẽ mang theo lễ vật được chuẩn bị từ trước để mang sang nhà gái. Hai gia đình sau khi ổn định chỗ ngồi sẽ là màn giới thiệu các thành phần tham dự. Người đại diện nhà trai sau đó sẽ đứng lên đọc bài phát biểu trong lễ dạm ngõ, nêu lý do đến nhà gái, trao tráp và xin phép nhà gái để đôi trẻ được tính đến chuyện trăm năm.

Sau khi nhà trai phát biểu xong, nhà gái sẽ cảm ơn, nhận tráp và đồng ý lời đề nghị cưới của nhà trai. Bước tiếp theo là bố mẹ nhà gái sẽ dâng lễ vật nhà trai mang qua lên trên bàn thờ tổ tiên. Và hướng dẫn cô dâu, chú rể thắp nhang lên bàn thờ. Nghi lễ này theo người Bắc là để mời ông bà tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho chuyện trăm năm của đôi trẻ. Đồng thời là để chú rể ra mắt tổ tiên bên phía nhà gái.

 

dạm ngõ miền bắc gồm những gì

 

Trình tự để diễn ra lễ dạm ngõ miền Bắc

 

Cuối cùng, cả hai bên gia đình sẽ tiến hành bàn Bắc các thủ tục đám hỏi và đám cưới như ngày giờ, địa điểm, lễ vật cần chuẩn bị,...

Trên thực tế, thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc khá ngắn gọn và đơn giản, chỉ diễn ra khoảng 1 tiếng. Tùy theo điều kiện cũng như tình hình thực tế mà nhà trai có thể ở lại để dùng cơm cùng nhà gái.

5. Một số kiêng kỵ trong lễ dạm ngõ của miền Bắc 

Lễ dạm ngõ miền Bắc được xem là tiền đề cho chuyện hôn nhân của đôi trẻ. Do đó, để có được một khởi đầu tốt đẹp nhất, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên mời những người đang có tang tham gia lễ dạm ngõ để tránh những điều không may.
  • Nếu bố hoặc mẹ của cô dâu, chú rể mất thì bạn có thể nhờ chú, Bắc, cô dì,.. làm người đại diện cho ngày dạm ngõ.
  • Người miền Bắc rất kiêng kỵ đổ vỡ trong ngày dạm ngõ, bởi đây được xem như là một điềm báo xấu đối với hôn nhân của cặp đôi.

Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã nắm được quy trình chuẩn bị lễ dạm ngõ miền Bắc cũng như một số kiêng kỵ nên tránh trong ngày lễ này. Áo cưới Lucky Anh & Em chúc cho bạn sẽ có được một lễ dạm ngõ thành công, tốt đẹp.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?