Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Trong văn hóa đám cưới của người Việt Nam, phần nghi lễ là phần không thể thiếu để tạo nên một đám cưới hoàn chỉnh. Bởi theo quan niệm của ông bà ta khi xưa, các nghi lễ phải thực hiện một cách suôn sẻ thì đời sống của đôi vợ chồng trẻ mới theo đó mà suôn sẻ được. Và một trong những nghi lễ không thể thiếu đó chính là lễ rước dâu. Bởi vậy nên bài phát biểu trong lễ rước dâu này cũng cần phải được chỉnh chu.
Lễ rước dâu là phong tục đẹp trong nghi thức cưới xin của dân tộc ta
Bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:
>> Tham khảo các gói chụp ảnh cưới phim trường hoặc đăng ký tư vấn để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn có giới hạn theo link bên dưới nhé:
Lễ rước dâu là một trong những nét đẹp truyền thống trong phong tục cưới xin từ lâu đời của người Việt. Trong lễ rước dâu bao gồm xin dâu và rước cô dâu từ bên nhà gái về nhà chồng. Lễ này có nguồn gốc từ thời xa xưa của ông bà ta, thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với gia đình nhà gái.
Cách nhập lễ này và trong lễ rước dâu được tiến hành như sau. Nhà trai sẽ cử đại diện, thông thường là một người lớn tuổi và là bậc trưởng bối cha chú trong dòng họ
Người đại diện này sẽ dẫn đầu đoàn rước dâu, đi đến bên nhà gái, khi gần đến nơi thì đoàn sẽ dừng lại, chỉnh đốn quần áo và lễ vật. Người đại diện sẽ dẫn theo đoàn bê tráp mang theo các lễ vật đi vào nhà của bên nhà gái trước.
Tùy theo phong tục tập quán , điều kiện tài chính và cưới hỏi cùng từng vùng miền mà các sính lễ và tráp cưới hỏi có thể khác nhau.
Nhưng có một số sính lễ bất di bất dịch đó chính là cơi trầu cau, rượu trà, thể hiện sự kết nối giữa hai gia đình cũng như mong muốn lòng thủy chung sâu sắc của hai vợ chồng mới.
Tham khảo các bài viết nổi bật khác của Lucky Anh & Em để không bỏ lỡ những ưu đãi hấp dẫn nhé:
Lễ rước dâu là phong tục đưa cô dâu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng được ông bà ta chú trọng
Tục xin dâu có ý nghĩa rất hay, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên gia đình. Bên cạnh đó, lễ rước dâu cũng là nghi thức đầu tiên trong lễ cưới nên người xưa quan niệm đám cưới diễn ra mọi thứ hanh thông, suôn sẻ vui vẻ cũng có nghĩa là cuộc sống đôi lứa sau này cũng hạnh phúc bền chặt
Từ xưa đến nay đều coi lễ xin dâu là nghi lễ bắt buộc. Nhưng hiện nay có nhiều cặp đôi ở cách xa nhau, nên hai bên gia đình có thể thương lượng để giảm bớt gánh nặng. Thường nếu không tổ chức lễ rước dâu do quá xa, gia đình sẽ tụ họp lại một địa điểm để tiến hành trao sính lễ và tổ chức trao nhận dâu.
Trong lễ rước dâu, nhà trai có thể cử đại diện là người có tiếng nói trong tộc, hoặc là cha, chú của chú rể đại diện xin dâu từ nhà gái để nói bài phát biểu trong lễ đón dâu
“Kính thưa các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu. Tôi xin đại diện cho họ nhà trai kính chúc sức khỏe các cụ ông cụ bà anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt đông đủ tại hội trường ngày hôm nay để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu (tên của cô dâu – chú rể).
Tôi xin được tự giới thiệu tôi là (họ tên người phát biểu), là (quan hệ với chú rể). Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên nhà gái và xin phép được đón cháu (tên cô dâu) về làm dâu trong nhà tôi, về làm cháu trong họ … chúng tôi.
Đồng thời gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông (họ tên bố cô dâu) và bà (họ tên mẹ cô dâu) cho cháu (họ yên chú rể) được làm con, làm cháu trong gia đình ông bà. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi”.
Sau khi nhà gái phát biểu thì họ nhà trai tiếp tục phát biểu lễ đón dâu với nội dung:
“Kính thưa các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu.
Giờ tốt đã đến, tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái đối với đoàn đại biểu nhà trai chúng tôi. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn.
Sau đây xin phép các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại và các bạn của hai cháu, họ nhà trai chúng tôi được đưa cháu (tên cô dâu) về gia đình nhà trai, để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu.
Kính mời quan viên 2 họ cùng bạn bè của hai cháu về dự tổ chức với họ nhà trai chúng tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn.”
Bài phát biểu trong lễ đón dâu của nhà trai vô cùng quan trọng, điều này thể hiện sự chân thành và là nghi thức không thể thiếu trong lễ đón dâu, như một lời hứa, lời cảm ơn đến gia đình cô dâu.
Trong lễ rước dâu, nhà trai xin phép được nhận dâu, thể hiện sự trân trọng đối với nhà gái
Tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại đây:
Thực chất, việc xin dâu là nghi lễ để nhà trai thể hiện sự trân trọng dành cho gia đình nhà gái và sự yêu thương dành cho nàng dâu mới. Còn ngày nay, với nhiều cặp đôi yêu nhau có khoảng cách địa lý xa xôi thì phần thỏa thuận đã được gia đình 2 bên bàn bạc và thống nhất từ trước, đảm bảo hôn lễ được diễn ra theo đúng theo sự sắp xếp. Do đó, để tỏ lòng chấp thuận, thể hiện sự tôn trọng một cách vui vẻ, bên nhà gái cũng phải có bài phát biểu trong lễ rước dâu. Sau đây Lucky Anh&Em xin giới thiệu bài phát biểu trong lễ xin dâu hay nhất cho quý độc giả tham khảo.
Sau khi nhà trai phát biểu trong lễ rước dâu thì đại diện gia đình nhà gái phát biểu:
“Kính thưa các vị trưởng bối gia đình nội ngoại, ông bà cha mẹ của nhà trai.
Lời đầu tiên cho tôi được tự giới thiệu, tôi là ..., là ...của cô dâu.- Hôm nay tôi xin được đại diện cho họ nhà gái, xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các vị quan khách, dòng họ hai bên đã có mặt trong lễ cưới của 2 cháu ngày.
Hai cháu đã có nhiều năm trải qua thời gian dài tìm hiểu nhau, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn, cách trở để rồi hôm nay, hai cháu đã nhận được sự nhất trí của hai bên gia đình cho phép tiến đến hôn nhân, trở thành vợ chồng của nhau. Hôm nay ngày lành tháng tốt, họ nhà trai xin phép được mang cơi trầu sang kính gia tiên nhà gái, đồng thời xin phép họ nhà gái chúng tôi được thực hiện lễ đón dâu chính thức, đón cháu... trở thành thành viên trong gia đình họ nhà trai.
Chúng tôi rất vô cùng vui mừng và sẵn sàng đồng ý với những sính lễ của nhà trai, cũng như để gia đình cháu trai đón cháu gái chúng tôi. Một lần nữa xin cảm ơn quý vị khách quý và gửi lời chúc cho hai cháu có đời sống hôn nhân viên mãn, bền chặt tình nồng.
Xin chân thành cảm ơn!”
Nhà gái tiếp lời cảm ơn thành ý của họ nhà trai trong lễ rước dâu
Tiếp theo đó hai bên gia đình sẽ đón cô dâu ra và tiến hành trao sính lễ
Thật ra, không cần bạn phải tuân thủ đúng nội dung mà chúng tôi viết ra trên đây, bạn vẫn có thể xây dựng cho mình một bài phát biểu đám cưới riêng, miễn là có thể đầy đủ những nội dung chính dựa trên sườn cơ bản. Lucky Anh & Em sẽ chỉ cho bạn những nguyên tắc cơ bản sau:
Nắm được ý chính của phát biểu trong lễ rước dâu để tránh thiếu sót phần quan trọng
Trong lễ rước dâu thường có những cấm kỵ như sau:
Có kiêng có lành, nên tránh những điều kiêng kỵ để đám cưới suôn sẻ nhất
Có lẽ, những quan niệm kiêng kỵ trên đều là những quan niệm cũ kỹ, tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nếu muốn một cuộc sống hôn nhân suôn sẻ thì nên tuân thủ theo những tục lệ để cầu mong sự bình an sung túc
Trên đây, Lucky Anh & Em đã gửi đến các bạn những bài phát biểu trong lễ đón dâu hay nhất, thể hiện sự trang trọng, chuẩn nhất mà không làm mất đi sự thân thiết, gần gũi. Lucky Anh & Em gửi lời cảm ơn đến các quý khách đã tin tưởng và tham khảo những tư vấn của chúng tôi. Hy vọng lễ thành hôn của hai bạn sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Chúc cho hai bạn hạnh phúc đến đầu bạc răng long.